Nhũ hóa dầu Neem hay còn gọi là pha dầu. Đây là cách giúp dầu có thể hòa tan trong nước. Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi thực hiện gặp phải hiện tượng lá cây bị cháy. Điều này là do quá trình nhũ hóa không đúng hoặc tỉ lệ nguyên liệu sử dụng không chuẩn.

Tại sao phải nhũ hóa dầu Neem?

Nhũ hóa dầu Neem hay còn gọi là pha dầu
Nhũ hóa dầu Neem hay còn gọi là pha dầu

Dầu Neem hay các loại dầu nói chung có đặc tính không tan trong nước. Do đó, để sử dụng, chúng ta cần tiến hành sử dụng dung môi để hòa tan. Quy trình này được gọi là nhũ hóa.

Tuy nhiên, việc nhũ hóa sao cho đúng lại là vấn đề không phải ai cũng biết. Nếu sử dụng liều lượng không hợp lý hay sai cách sẽ gây nên hiện tượng cháy lá.

Phương pháp nhũ hóa dầu Neem hiệu quả

Để nhũ hóa dầu Neem, bạn có thể sử dụng các loại dung môi. Tùy vào từng loại cây trồng sẽ để chọn chất nhũ hóa khác nhau. Ví dụ:

- Cây ăn lá: Dùng nước bồ hòn pha loãng.

- Các loại cây lấy hoa, làm cảnh: Nước rửa chén bát, nước xà phòng. 

Sau khi đã chọn được loại dung môi phù hợp, bạn tiến hành thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu

- Nước rửa chén / xà phòng / nước bồ hòn.

- 1 lít nước sạch

- Ống tiêm có chia vạch để đo chuẩn xác dung tích nguyên liệu.

- Que dùng để khuấy hỗn hợp

- Bình phun / bình xịt

- Ly thủy tinh trong suốt thuận tiện cho việc quan sát.

- Dầu Neem nguyên chất ép lạnh Docneem.

Xem thêm: Cách sử dụng dầu Neem mang lại hiệu quả cao

Bước 2: Nhũ hóa dầu Neem

Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn 2 công thức sau:

- Công thức phun trị bệnh: 5ml dầu neem + 5ml rửa chén + 1 lít nước.

- Công thức phun phòng bệnh: 1ml dầu neem + 1ml rửa chén + 1 lít nước.

Ở bước này, cần sử dụng ống tiêm có vạch dung tích để lấy chuẩn xác tỷ lệ nguyên liệu. Nếu nồng độ quá mạnh có thể gây cháy lá. Ngược lại, nồng độ thấp hơn yêu cầu sẽ làm giảm hiệu quả của hỗn hợp dầu Neem.

Khuấy đều cho đến khi dầu được nhũ hóa hoàn toàn
Khuấy đều cho đến khi dầu được nhũ hóa hoàn toàn

Khi quấy dầu Neem - nước rửa chén, dung dịch dầu Neem và nước sạch cần thực hiện thật kỹ. Quấy cho đến khi trên bề mặt hỗn hợp không còn xuất hiện váng dầu (dầu nếu chưa được nhũ hóa hoàn toàn sẽ nổi lên trên).

Bước 3: Tiến hành phun phòng và trị bệnh 

Cho hỗn hợp dầu Neem đã được nhũ hóa ở bước 3 vào bình xịt:

- Phun đều 2 mặt lá, thân cây, mặt đất… và những nơi sâu bệnh có thể trú ngụ. Khu vực dưới kẽ lá cần được đảm bảo phun đẫm dung dịch để phòng bọ trĩ, nhện đỏ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng bàn chải chà lên thân cây nhằm hạn chế rệp vảy hút chích.

- Phun hỗn hợp dầu Neem ngay sau khi thực hiện nhũ hóa. Nếu để lâu hơn 8 tiếng sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ hoạt chất và khả năng phòng ngừa sâu bệnh.

- Tuyệt đối không sử dụng Neem oil vào những ngày nắng gắt.

- Nếu sau khi phun xong mà trời mưa cần phải phun lại. 

- Tần suất phun phòng 2 lần/ tuần và 4 lần/tuần đối với phun trị bệnh.

Về cơ bản, cách nhũ hóa dầu Neem được thực hiện như trên. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ đúng theo tỉ lệ các nguyên liệu và đảm bảo dầu được nhũ hóa hoàn toàn trước khi đem phun phòng, ngừa sâu bệnh.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn